K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2017

Chọn D

25 tháng 10 2021

D

26 tháng 2 2019

Chọn đáp án: A

10 tháng 5 2021

1. Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng

- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.

- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.

+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.

 - Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.

+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.

 + Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.

+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.

 - Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri).

- Giống nhau:

+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.

+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.

- Khác nhau:

+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)

+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)

10 tháng 5 2021

1. Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng

- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.

- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.

+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.

 - Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.

+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.

 + Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.

+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.

 - Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri).

- Giống nhau:

+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.

+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.

- Khác nhau:

+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)

+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)

1 tháng 12 2021

Đoạn kết truyện " Cô bé bán diêm " thật xúc động : đó là cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười. - Đoạn kết truyện " Chiếc lá cuối cùng " là cảnh Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng không rụng mặc dù đêm qua trời mưa rét rất to. Chính điều này đã cho cô động lực để tiếp tục sống và vượt qua bệnh tật. Nhưng mãi sau này cô mới biết chiếc lá ấy là kiệt tác được đánh đổi bằng mạng sống của cụ Bơ- men - Các tác giả gửi đến chúng ta thông điệp về tình yêu thương. Tình yêu thương chính là sức mạnh lớn lao soi sáng và cứu rỗi tâm hồn của con người. TÌnh yêu thương có sức mạnh cảm hóa và cứu sống con người. Chính vì thế, chúng ta hãy yêu thương nhau nhiều hơn, hãy bước qua sự vô cảm, tàn nhẫn và lạnh lùng của bản thân để hướng tới giá trị đích thực của cuộc sống nằm ở chính tình người cao đẹp. Bài văn: Tình yêu thương chính là một trong những điều không thể nào thiếu được trong cuộc sống. Thực sự thì tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, và cũng có được sự vui vẻ. Thật không sai chút nào khi người ta nói rằng một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. Đầu tiên chúng ta phải hiểu được tình yêu thương là gì? Tình yêu thương được hiểu đó chính là sự sẻ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Tình yêu thương định nghĩa dễ nhất đó cũng chính là sự đồng cảm và như cũng chất chứa được tinh thần nhân loại mà con người dành cho con người. Thực sự trong cuộc sống này thì chính tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh và đẹp đến mê mẩn. Những điều này dường như tuy nó vô hình nhưng lại hữu hình, đồng thời tình thương cũng như lại luôn luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày. Ta như nhận thấy được rằng, chắc chính mỗi người chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi biết bao nhiêu. Ta dường như cũng lại nhận thấy được cũng chính là người thân yêu mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn…. Tình yêu thương cũng được hiểu đó chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi con người chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ thân yêu của chúng ta. Thế rồi ta như cũng nhận thấy được cũng chính từnhững người mang chung dòng máu với ta. Và mỗi khi chúng ta như lại chập chững vào lớp học, chúng ta biết đến tình yêu thương mới đó chính là tình bạn. Không chỉ tình thân mà chính tình thân những người bạn là người xa lạ, được gắn kết với chúng ta bởi chính những sự chia sẻ. Ta như cũng nhận thấy được cũng chính bởi niềm vui và nỗi buồn, bởi các cuộc trò chuyện, bởi sự giúp đỡ. Không những thế ta như cũng nhận thấy được cũng chính trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêuthương. Và đáng nói nhất đó chính là tình yêu, tình yêu được định nghĩa đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn, một chủ đề mà các nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Quỳnh, Puskin,…. Tất cả họ dường như cũng đã lại viết lên những câu thơ, trong đó cũng chính là những bài tình ca ngọt ngào để ca ngợi tình yêu, mang đến một sự thăng hoa bất tận. Thế rồi khi tình thương như lớn hơn thì đó trở thành tình yêu đất nước, dân tộc. Điều này cũng có thể nhận thấy được rằng chính con người chúng ta sống trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình cảm như thật khăng khít đó để có thể mà dành cho nhau. Tình yêu thương thực sự nó được ví như thật giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa sao cho tường tận được. Ta như nhận thấy được tình yêu thương thực sự trìu tượng đến mức khó hiểu. Tình yêu thương đơn giản đó cũng chính là khi chúng ta mà nhìn đứa trẻ mồ côi như đang lặng lẽ nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn. Và làm sao ta có thể không độnglòng khi chúng ta nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán và của cải bị mất mát. Ta như nhận thấy được cũng chính vì tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt qua nhanh chóng. Còn có những người luôn cố gắng cho đi mà không bao giờ nghĩ nhận lại cho riêng mình cả. Có ai đó đã từng nói rằng “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà nơi lạnh nhất là nơi thiếu tình thương”. Thực sự đây là một câu nói rất ý nghĩa. Tình thương như có thể giúp cho con người chúng ta xua đi mọi những u tối trong cuộc đời. Thay vào đó cũng chính là những tia sáng ấm áp của tình thương. Thật tuyệt vời biết bao nhiêu vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi ngày trong mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho cuộc sống của chính mình. Cuộc sống sẽ thật đẹp biết bao nhiêu khi có tình thương. 

Nhớ like cho mình nha

 

25 tháng 10 2022

có thể nói,chiếu lá mà cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác vì tác phẩm đã được vẽ bằng cả một tấm lòng hi sinh cao cả,cụ Bơ-men đã đánh đổi mạng sống của mình vào bức vẽ ấy để cứu Giôn-xi,mặt khác muốn thực hiện mong ước của cụ là muốn có một kiệt tác,và kiệt tác đó đã cứu một mạng người đang trong trạng thái đã chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết

21 tháng 7 2017

Tình huống truyện độc đáo:

- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định

+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng

+ Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.

+ Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm

9 tháng 11 2017

Đó là một kiệt tác vì:

+ Bức vẽ vô cùng chân thật, sinh động đến nỗi có thể đánh lừa cả con mắt của 2 họa sĩ trẻ

+ Có lẽ nó không được vẽ bằng những chất liệu bình thường mà đó chính là bằng cả tình yêu thương, tấm lòng của cụ Bơ- men dành cho Gion-xi

+ Chính bức vẽ ấy đã cứu sống một con người, giúp Gion-xi từ một con người muốn chết trở nên mong muốn được sống.

9 tháng 11 2017

Do chiếc lá chứa đựng tình thương của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Chiếc lá có ý nghĩa to lớn, đã giúp giôn-xi lấy lại được tình yeuu cuộc sống

Trích đoạn Chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm cùng tên của nhà văn O Hen-ry là trích đoạn hay và giàu ý nghĩa. Đoạn trích là bài ca ca ngợi sức mạnh của tình yêu thương đối với mỗi con người. Và tình yêu thương, sự hi sinh cho người khác được thể hiện rõ nét qua nhân vật cụ Bơ-men.

Cụ Bơ-men được giới thiệu là một họa sĩ nghèo, đã ngoài sáu mươi tuổi. Cụ ở cùng tòa nhà với hai họa sĩ trẻ là Xiu và Giôn-xi. Đã theo nghiệp vẽ hơn bốn mươi năm nay cả đời cụ chỉ có một mơ ước sẽ vẽ được một bức tranh kiệt tác để lại cho hậu thế. Nhưng năm tháng trôi qua, nguyện ước của cụ vẫn chưa thể thực hiện được. Cụ hiện làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ nhằm kiếm sống qua ngày.

Đằng sau vẻ ngoài xù xì, gai góc ấy, ta thấy trong cụ là con người có tấm lòng nhân hậu và yêu thương người khác sâu sắc. Ngày biết tin Giôn-xi có những ý nghĩ điên rồ, rằng sẽ chết khi chiếc là cuối cùng rơi xuống, cụ đã vô cùng đau đơn, thương xót và cũng giận dữ khi Giôn-xi có những suy nghĩ yếu đuối đến như vậy.

Có lẽ trong lúc Xiu buồn rầu, chán nản kéo chiếc rèm lên sau một đêm mưa gió bão bùng để cho Giôn-xi xem, thì từ căn phòng bên dưới cũng là lúc cụ Bơ-men mở tung cánh cửa sổ và đi đến một quyết định cao thượng. Hi sinh bản thân mình cho người khác đâu phải là chuyện đơn giản, dễ dàng, người ta có thể chia nhau cái bánh, miếng cơm, manh áo, nhưng mấy ai dễ chia nhau sinh mạng. Ấy vậy mà cụ Bơ-men đã dũng cảm làm được điều ấy.

Trong đêm mưa gió điên cuồng, cái lạnh thấu vào da, cụ Bơ-men đã mang những dụng cụ cần thiết, một chiếc thang, chiếc đèn bão, màu mực để vẽ nên kiệt tác của mình. Kiệt tác đó được vẽ nên từ tình yêu thương, sự hi sinh cao cả bởi vậy đã đem lại sự sống cho Giôn-xi.

Sáng hôm sau, khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn dũng cảm treo bám trên cây, Giôn-xi đã không khỏi ngỡ ngàng và nhận ra những suy nghĩ sai lầm của bản thân: “Muốn chết cũng là một cái tội”. Cô đã vực lại niềm tin và sự sống trong mình. Nếu không có chiếc lá đó, hẳn Giôn-xi đã bỏ phí cả cuộc đời đang rộng mở phía trước.

Còn đối với cụ Bơ-men sau đêm chiến đấu với cái lạnh lẽo, giá rét, cụ đã mắc căn bệnh sưng phổi và mất không lâu sau đó. Nhưng có lẽ cái chết của cụ cũng không làm cụ vướng bận điều gì, bởi cụ đã thực hiện được nguyện ước của đời mình đó là vẽ nên một bức tranh kiệt tác. Chiếc lá cuối cùng được coi là một kiệt tác bởi trước hết ở độ chân thực của nó.

Chiếc lá giống thật đến nỗi, con mắt họa sĩ của hai cô gái cũng không hề nhận ra đó chỉ là sản phẩm của màu vẽ. Không chỉ vậy, chiếc lá được vẽ nên bằng tình yêu thương sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men. Và cuối cùng nó là một kiệt tác bởi đã đem lại hi vọng sống cho một con người. Giúp Giôn-xi thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Bởi tất cả những lí do trên nên Chiếc lá cuối cùng đã trở thành kiệt tác nghệ thuật trong cuộc đời cụ Bơ-men. Đồng thời bức tranh ấy cũng gửi gắm đến bạn đọc thông điệp về giá trị của tác phẩm nghệ thuật: một tác phẩm nghệ thuật chân chính là sinh ra để phục vụ con người, để khiến con người trở nên tốt đẹp hơn.

Nhân vật cụ Bơ-men không được tác giả tập trung phác họa quá nhiều, mà chỉ là những nét phác thảo hết sức ngắn ngủi. Nhưng cũng chỉ cần có vậy thôi, ta cũng cảm nhận được giá trị nhân văn và những thông điệp ý nghĩa tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật này. Sống là để yêu thương, sẵn sàng san sẻ và hi sinh, đó là lẽ sống cao đẹp mà bất cứ ai cũng cần hướng đến....